Bệnh viện Nhi Thanh Hóa

KHOA DƯỢC

I. Lịch sử phát triển
Khoa Dược được thành lập tháng 04 năm 2007 cùng với thành lập Bệnh viện Nhi Thanh Hoá, chính thức đi vào hoạt động tháng 08 năm 2007, với nhiệm vụ trung tâm là đảm bảo cung ứng đầy đủ thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nội, ngoại trú của Bệnh viện. Thực hiện công tác quản lý và thực thi các quy chế dược tại Bệnh viện, theo dõi sử dụng thuốc hợp lý, an toàn trong điều trị.
II. Cơ cấu tổ chức, nhân sự
Tống số cán bộ nhân viên 35 trong đó
– DSĐH 09 (DS CKII 01, DS ĐH: 08)
– DSTH: 25
– Hộ lý: 01
Trưởng khoa: DSCKII Vũ Mạnh Hùng
KTV trưởng: Lê Thị Dưỡng

 

Tập thể cán bộ khoa Dược

Về cơ cấu khoa Dược chia thành 3 tổ:
– Tổ kho: có nhiệm vụ thực hiện quy trình “thực hành tồn trữ tốt”(GSP-Good Storage Practice), đảm bảo bệnh nhân được sử dụng thuốc đạt chất lượng. Thực hiện cấp thuốc xuống khoa. Các kho được bố trí tại bệnh viện bao gồm:
– Kho Nội Trú 1 (Thuốc gây nghiện, hướng tâm thần, vitamin và dịch truyền)
– Kho Nội Trú 2 (Thuốc thường)
– Kho Vật Tư
– Kho Hoá chất – Oxy
– Kho cấp phát thuốc ngoại trú
– Tổ Thống kê: có nhiệm vụ quản lý số liệu xuất nhập, tồn thuốc, vật tư, hoá chất, thống kê chủng loại và số lượng các loại thuốc mà khoa phòng đã sử dụng. Làm báo cáo định kỳ, báo cáo đột xuất theo chỉ đạo của trưởng khoa Dược, Giám Đốc Bệnh viện.
– Tổ Thông tin – Nghiệp vụ Dược – Dược lâm sàng: có nhiêm vụ tham gia hoạt động thông tin thuốc, giám sát và hướng dẫn phòng tránh tác dụng có hại của thuốc (ADR). Hướng dẫn dùng thuốc cho bệnh nhân bảo hiểm ngoại trú. Kiểm tra quy chế Dược tại khoa Dược và các khoa Lâm Sàng, Cận Lâm Sàng.
III. Chức năng, nhiệm vụ
Chức năng: là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện. Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.
Nhiệm vụ:
– Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
– Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
– Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
– Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
– Tổ chức pha chế thuốc, hoá chất sát khuẩn, bào chế thuốc đông y, sản xuất thuốc từ dược liệu sử dụng trong bệnh viện.
– Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của thuốc.
– Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong bệnh viện.
– Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học về dược.
– Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng kháng sinh trong bệnh viện.
– Tham gia chỉ đạo tuyến.
– Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
– Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
– Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.
– Thực hiện nhiệm vụ cung ứng, theo dõi, quản lý, giám sát, kiểm tra, báo cáo về vật tư y tế tiêu hao (bông, băng, cồn, gạc) khí y tế đối với các cơ sở y tế chưa có phòng Vật tư – Trang thiết bị y tế và được người đứng đầu các cơ sở đó giao nhiệm vụ.
IV. Một số kết quả đạt được
– Về quản lý: Tham gia đối chiếu quyết toán kinh phí sử dụng thuốc giữa khoa dược -khoa phòng-tài vụ, góp phần quản lý tốt kinh phí sử dụng thuốc, chống thất thu, thất thoát. Thực hiện tồn kho tối thiểu, giám sát hạn dùng, triệt để chống thuốc quá hạn, giảm tỷ lệ hư hao. Tham gia cùng hội đồng Thuốc & Điều trị xây dựng danh mục và quy chế sử dụng thuốc trong bệnh viện, góp phần nâng cao chất lượng điều trị.
– Về bảo quản tồn trữ: Thực hiện quy trình “thực hành tốt tồn trữ” thuốc. Đảm bảo thuốc được bảo quản ở điều kiện tối ưu, đạt chất lượng tốt nhất khi sử dụng cho bệnh nhân.
– Về cung ứng: Cung ứng đầy đủ thuốc, hoá chất và vật tư y tế tiêu hao kịp thời đáp ứng nhu cầu điều trị cho bệnh nhân nội, ngoại trú của Bệnh viện.
– Về đào tạo: Tổ chức tự đào tạo đều đặn cho các dược sỹ trong khoa, hướng dẫn các học sinh thực tập có hiệu quả.
V. Định hướng phát triển những năm tiếp theo
– Nâng cao chất lượng công tác chăm sóc về dược cho bệnh nhân; từ đó góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người bệnh.
– Tham gia học tập, nghiên cứu khoa học, nâng cao trình độ chuyên môn nhằm đẩy mạnh công tác Dược lâm Sàng.
– Là một trong những khâu then chốt trong hoạt động bệnh viện điện tử của bệnh viện.

baixaigratis.com